Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Nhảy việc ở Nhật Bản – rủi ro là gì? Lương của bạn có được tăng không?ư

1/ Có thực sự “nhảy ” việc lương sẽ cao và điều kiện sẽ tốt hơn không?

Thực tế cho thấy đa số các trường hợp “nhảy” việc lương sẽ cao hơn lương công ty ký hợp đồng ban đầu. Lý do rất đơn giản là các trường hợp nhảy việc thường tìm một việc có lương cao hơn rồi sau đó mới “nhảy”. Và có lẽ không ai dại gì nhảy từ chỗ lương cao xuống chỗ lương thấp cả.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp “nhảy” nhầm chỗ. Hay vừa nhảy ra khỏi công ty cũ và chưa kịp nhảy vào công ty mới thì công ty mới đã đổi ý và rút cuộc là phải bơ vơ tìm việc rồi nhi khi phải chấp nhận việc tệ hơn cả công ty ban đầu.

2/ Lý do vì sao “nhảy” việc thì lương lại cao hơn?

Để hiểu được lý do vì sao “nhảy” việc lương lại cao hơn thì cần phải biết về những công ty Nhật đã bỏ công tuyển người từ Việt Nam sang. Hay nói cách khác là công ty ban đầu mà bạn qua làm việc.

Thức nhất, các công ty này thường không tự tuyển người được mà phải qua dịch vụ môi giới. Tất nhiên khi qua dịch vụ môi giới thì công ty phải ít nhiều bỏ ra một khoản chi phí. Có nghĩa là để tuyển được người thì công ty đã phải trích kinh phí ra.

Thứ hai , thường những công ty sẵn sàng bỏ phí ra để tuyển người từ Việt Nam qua là những công ty làm ăn nghiêm túc và họ có tầm nhìn lâu dài. Do vậy họ có khuynh hướng muốn nhân viên (bao gồm cả người Việt Nam mà họ tuyển qua) gắn bó lâu dài với công ty. Vì lẽ này mà họ sẽ chọn bước đi chắc mà chậm bằng cách trả lương khởi điểm thấp và tăng dần sau khi họ cảm thấy chắc chắn về sự gắn bó với công ty cũng như tay nghề của lao động sau một thời gian dài thử thách.

Thứ ba, thường thì những công ty này cũng là những công ty chỉn chu về thuế má, bảo hiểm và các khoản phúc lợi xã hội. Vì lẽ đó mà ngoài khoản trả lương cho lao động ra công ty cũng phải chịu một khoản tương đương với khoản mà lao động chịu.

Từ ba lý do trên đây mà công ty sẽ không thể chi ra để trả lương cao cho nhân viên mới. Đó cũng là lý do vì sao mà lao đông thường cảm thấy các công ty tuyển họ qua trả lương thấp và ấm ức, bất mãn.

Kế đến cần phải tìm hiểu về các công ty sẵn sàng nhận người nhảy việc tại Nhật.

So sánh với các công ty tuyển người từ Việt Nam sang (xuất khẩu lao động Nhật Bản) thì những công ty này ít khi phải bỏ thời gian ra chờ (vì lao động đã ở Nhật) và phải bỏ phí môi giới ít hơn so với tuyển từ Việt Nam qua. Hay nói ngắn gọn thì phần họ phải mất khi nhận người tại Nhật thấp hơn so với các công ty tuyển từ Việt Nam sang.

Một điểm nữa là thường thì các công ty nhắm mắt nhận người qua từ công ty khác hay thậm chí rút người của các công ty khác là những công ty không mấy chỉn chu về thuế má, phúc lợi cho lao động. Vì lẽ đó họ có thể tiết kiệm được phần này để chi vào lương cho lao động.

Ngoài ra, công việc ở các công ty này thường mang tính thời vụ. Do, đó khi cần họ sẵn sàng chi trả lương cao hơn mặt bằng để thu hút lao động. Tất nhiên khi không còn cần nữa thì họ cũng sẽ thẳng tay sa thải.

Chưa kể đến các công ty cho thuê lao động chuyên đi săn những người còn visa muốn chuyển việc rồi cho các công ty khác thuê lại để ăn chênh lệch. Tuy lương khá nhưng đa số là trái ngành (không gia hạn được visa) và khi gần hết hạn visa họ sẽ sa thải. Thậm chí gặp công ty “lỳ” họ sẽ dụ lao động “đi bộ đội”(cư trú bất hợp pháp).

Đây là lý do vì sao mà thường khi “nhảy” việc lao động lại có lương cao hơn mức lương ở công ty đã bảo lãnh mình qua.

Có lẽ đọc đến đây ai cũng nhận ra những rủi ro khi “nhảy” việc. Đó là:

-Rủi ro mất việc giữa chừng.

-Rủi ro không gia hạn được visa
Bài viết tham khảo:
Du học Hàn Quốc: Có nên hay không?
'Bát cơm chan đầy nước mắt' của du học sinh Nhật

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp vì cái lợi trước mắt (lương cao hơn khoảng vài trăm yên/ giờ) mà “nhảy” việc. Sau đó khi gần hết hạn visa bị sa thải lại phải bỏ chi phí cho các công ty dịch vụ tìm việc khác để gia hạn visa. Kết quả là chi phí phải bỏ ra còn nhiều hơn cả phần lương chênh lệch đã được thu về sau khi chuyển việc. Thêm nữa nhiều khi do nhảy việc nhiều quá bị từ chối gia hạn visa và rút cuộc là phải về nước.

Chúc bạn luôn có lựa chọn đúng đắn.
Nguồn: vieclamnow.com

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Du học Hàn Quốc: Có nên hay không?

Hàn Quốc là nước có nền giáo dục xuất sắc trong khu vực châu Á cũng như luôn đứng top trong các nước có đầu tư cao về giáo dục. Do đó, du học Hàn Quốc là mong muốn của nhiều bạn trẻ nhưng ở một góc độ nào đó, nó cũng chẳng hề dễ chịu như những gì bạn vẫn tưởng tượng. Sau đây là những lý do bạn nên đi du học Hàn Quốc và những điều bạn cần cân nhắc trước khi quyết định.

Những lý do NÊN đi du học Hàn Quốc

 Sức cạnh tranh về Giáo dục
Theo ‘báo cáo về sức cạnh tranh Quốc Gia’ của viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Doanh Quốc Tế của Thụy Sĩ thì sức cạnh tranh trong giáo dục của Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 29 trong số 59 nước là đối tượng điều tra. Tiếp đó là Singapore, Đài Loan và Hồng Kông đứng thứ 4, cao hơn cả Nhật Bản và Trung Quốc. Hơn nữa, tại hội thảo nghiên cứu Quốc tế về thành tích học tập (PISA) do Cơ quan Nghiên Cứu Phát Triển Hợp Tác Kinh Tế (OECD) tổ chức thì trong những năm gần đây Hàn Quốc liên tục chiếm vị trí 3-6 trong số 65 nước. Đặc biệt, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 1 tại hội thảo đánh giá năng lực đọc kĩ thuật số. Với nền tảng dựa trên sức cạnh tranh Giáo dục này, Hàn Quốc có thể cung cấp dịch vụ Giáo dục tốt nhất cho Du học sinh các nước


Hàn Quốc có nền giáo dục hiện đại

Một đất nước văn minh có nền khoa học ứng dụng và công nghệ tiên tiến
Trong tài liệu nghiên cứu về chỉ số phát triển ICT do Hội Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế(ITU) đã phát biểu, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 1 trong số 152 nước là đối tượng khảo sát. Lĩnh vực điện tử viễn thông của Hàn Quốc đang tự hào đạt được tiêu chuẩn cao hàng đầu thế giới trong các ngành như: máy móc, hóa học, đóng tàu, công nghiệp chế tạo xe hơi. Việc mở rộng mạng internet tốc độ cao vượt mức 20.000.000 hộ, đa số các gia đình đều đang sử dụng dịch vụ này. Xét trên phương diện là Quốc gia có hệ thống điện tử viễn thông vững mạnh hàng đầu thế giới, có thể đưa ra kết luận là truyền thống và công nghệ của Hàn Quốc phù hợp với lĩnh vực sáng tạo cũng như các kĩ thuật tiên tiến mới. Cơ hội du học tại Hàn Quốc-một đất nước có sức mạnh công nghệ ở tầm cao trên thế giới là nền tảng mang lại cho các bạn một tương lại thành công.

 Nền văn hóa đa dạng và một cuộc sống năng động
Hàn Quốc là một đất nước có nền văn hóa và truyền thống lâu đời, đang bảo tồn nhiều di sản văn hóa và phát huy truyền thống đó. Nền văn hóa vật thể, phi vật thể được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử được kế thừa nguyên vẹn khắp nơi trong xã hội cho đến ngày nay.


Hàn Quốc có nền văn hóa đặc sắc giàu truyền thống

Làn sóng hâm mộ Hàn Quốc bắt đầu từ những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã lan rộng thành tình cảm yêu quý đối với văn hóa Hàn Quốc, và tình yêu đối với tiếng Hàn Quốc. Gần đây sự hâm mộ của khán giả dành cho K-Pop, không chỉ khẳng định làn sóng hâm mộ Hàn Quốc mà còn cho thấy tầm ảnh hưởng của nó tới nền văn hóa Thế Giới.

Hàn Quốc là một đất nước phát triển dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống lâu đời và nền văn hóa hiện đại năng động. Cuộc sống du học tại nơi đất rất hấp dẫn và nếu bạn được giáo dục và học tập trong môi trường như thế này thì bạn có thể học cách lãnh đạo và tầm nhìn sáng suốt cần thiết của một nhà lãnh đạo mở đường cho nền văn minh nhân loại trong tương lai.

Học bổng là thứ dễ săn tìm nhất
Có hai loại học bổng thường thấy ở Hàn Quốc là học bổng của các trường ĐH và học bổng của chính phủ.

Với loại học bổng từ các trường ĐH, bạn phải đảm bảo thành tích học tập xuất sắc bởi giá trị của học bổng có thể dựa vào kết quả học tập từng học kỳ. Để xin được loại học bổng này, bạn cần liên hệ trực tiếp với trường mà mình muốn theo học và làm theo các thủ tục cần thiết.

Học bổng của chính phủ thì thường là học bổng toàn phần và điều kiện thường khó khăn hơn. Các sinh viên nước ngoài nhận học bổng này có nhiệm vụ cố gắng đóng góp tăng cường tình hữu nghị và mối dây liên hệ với Hàn Quốc trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, giao lưu chính thức với doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Nếu lo lắng về vấn đề tài chính khi du học Hàn Quốc, bạn hãy lên kế hoạch săn những học bổng này ngay từ bây giờ. Những yêu cầu chung đối với ứng viên xét học bổng bao gồm:

– Người được học bổng nhất thiết phải là công dân của nước được cấp học bổng.

– Tuổi của người được nhận học bổng, tính đến ngày 1/9 của năm nhận học bổng phải dưới 40 tuổi.

– Thành tích học tập tốt

– Lưu loát tiếng Anh hoặc tiếng Hàn (Tiếng Anh tương đương TOEFL 550)

– Người theo học phải nỗ lực để tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước

Các lợi ích đi kèm với học bổng: Vé máy bay, chi phí sinh hoạt, tiền học phí, trợ cấp nghiên cứu, trợ cấp ổn định cuộc sống, trợ cấp chuyển nhà, chi phí đào tạo tiếng, chi phí in ấn luận văn, bảo hiểm y tế… Bạn có thể tham khảo một số thông tin về học bổng du học Hàn Quốc mới nhất tại đây.

Điều kiện nhập học không “khó nhằn” như các nước châu Âu
Điều kiện nhập học cho các trường ĐH ở Hàn Quốc không quá khó đáp ứng. Dù một số trường có những yêu cầu riêng, nhưng nhìn chung bạn sẽ vẫn dễ “qua cửa”.

Nếu bạn muốn theo học tiếng Hàn ở xứ sở kim chi, bạn chỉ cần đã tốt nghiệp THPT.

Nếu theo học bậc ĐH, Cao đẳng ở Hàn Quốc, bạn phải tốt nghiệp THPT và phải dưới 24 tuổi.

Nếu muốn theo học cao học thì bạn cần có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành có liên quan và dưới 30 tuổi.

Về điều kiện tài chính, số tiền cần phải có để đảm bảo chứng minh tài chính được “trót lọt” là từ 10.000 – 30.000 USD trong tài khoản hoặc sổ tiết kiệm.

 Chỗ ở, đi lại đẹp như “thiên đường”
Ở mỗi trường ĐH đều có ký túc xá dành cho học sinh. Khuôn viên KTX của mỗi trường đều khá đẹp và hiện đại với mức chi phí rẻ và tiện lợi cho việc đi lại. Tuy nhiên để vào được “thiên đường” này thì bạn phải đăng ký sớm bởi chỗ ở sẽ không đủ cho toàn bộ sinh viên của trường.


Đất nước Hàn Quốc có nhiều phong cảnh đẹp

Về phương tiện đi lại, có thể nói giao thông công cộng của Hàn Quốc rất tiện lợi và giá rẻ khoảng 600 won/lần. Ở các thành phố lớn Seoul, Degu, Pusan đều có mạng lưới xe điện ngầm. Một tip nhỏ cho bạn là nên sử dụng xe bus bởi xe bus Hàn Quốc không những rẻ mà còn rất sạch đẹp và thái độ phục vụ rất thân thiện.

 Chi phí du học hợp lí
Hàn Quốc có mức chi phí du học về học phí cũng như sinh hoạt phí tương đối rẻ so với các nước học bằng tiếng Anh như Mĩ, Canada hoặc Anh Quốc, v.v… Không yêu cầu du học sinh phải chi trả bất kì khoản tiền bổ sung nào khác, ngoài ra còn có nhiều chương trình học bổng giúp du học sinh giảm bớt áp lực gánh nặng kinh tế. Theo phát biểu của Chính phủ Hàn Quốc, trong thời gian gần đây, việc hỗ trợ nhiều mặt cho du học sinh như: cấp học bổng, chỗ ở KTX, việc làm thêm, xin việc sau khi tốt nghiệp, v.v… và giảm bớt các quy chế phức tạp khiến cho việc du học ở Hàn Quốc thêm tiện lợi với mức chi phí phải chăng.

Với những bạn muốn theo học tiếng Hàn thì mức học phí sẽ vào khoảng 1.600 – 4.700 USD/năm.

Học đại học và cao học thì mức học phí sẽ nhỉnh hơn chút xíu, từ 1.800 – 4.900 USD/năm với bậc đại học và từ 2.500 – 4.000 USD/năm đối với bậc cao học.

Chi phí nội trú vào mức 200 – 400 USD/tháng và mức chi phí tiền ăn ở Hàn Quốc cũng vào khoảng 100 – 200 USD/tháng.

Điều kiện ăn ở và sinh hoạt ở Hàn Quốc cũng có sự khác nhau giữa các vùng, nhưng thường thì khoảng 400.000-500.000 won/tháng là bạn có thể sống khá thoải mái.

 Rủng rỉnh túi từ công việc part-time
Một lý do hấp dẫn các học sinh quốc tế tới Hàn Quốc học tập là cơ hội việc làm. Trung bình một du học sinh được phép làm thêm 28 giờ/tuần trong suốt khoá học và 8h/ngày trong các kỳ nghỉ. Thu nhập của mỗi giờ làm việc từ 7 – 9 USD.

Bởi vậy ngoài thời gian đảm bảo cho việc học tập, bạn có thể kiếm việc làm thêm cho mình, vừa trải nghiệm cuộc sống, vừa đủ tiền trang trải các chi phí sinh hoạt.

 Chuẩn bị hồ sơ nhanh, gọn, lẹ
1/ Đơn xin học

2/ Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học nếu xin học ĐH

3/ Bằng tốt nghiệp cao đẳng hay ĐH nếu xin học cao học

4/ Kết quả học tập ở cấp học cao nhất đã đạt được

5/ Hai thư giới thiệu mà một thư phải do giáo sư/ giảng viên ở Việt Nam tận tay gửi gắm, thư còn lại có thể từ trường THPT/ CĐ – ĐH hoặc địa phương

6/ Chứng chỉ thành thạo tiếng Hàn hoặc bảng điểm TOEFL chính thức

7/ Kế hoạch học tập (kế hoạch này bạn phải làm thật chi tiết sẽ có ưu thế hơn trong việc xét phỏng vấn)

8/ Giới thiệu về bản thân

9/ Hồ sơ về các công việc đã làm được (cho sinh viên các ngành thể thao hoặc nghệ thuật)

Trường sẵn sàng chi đậm cho những dự án/ thí nghiệm của bạn

Bạn có thể nhận được 300.000 won/tháng cho bậc học cử nhân và 330.000 won/tháng cho bậc tiến sĩ (mức trung bình ở Hàn).

Trường cũng sẽ hỗ trợ cho các dự án và thí nghiệm của bạn với mức tiền khá “hào phóng”: ví dụ ở khoa môi trường: mỗi cử nhân sẽ được hỗ trợ 300.000 USD, tiến sĩ

KTX có bếp nấu ăn cho sinh viên, máy giặt, điều hòa, lò sưởi, phòng TV, phòng tiếng, Gym…

Những điều cần CÂN NHẮC khi đi du học Hàn Quốc
Áp lực học tập căng thẳng
Theo chia sẻ của các du học sinh thì áp lực học tập nghiên cứu ở Hàn Quốc là rất căng thẳng, đặc biệt đối với các nghiên cứu sinh.Các du học sinh thường phải làm việc từ sáng tới tối, thậm chí ngủ tại lab. Những đợt gần tới hạn nộp kết quả, làm việc thâu đêm suốt sáng là chuyện bình thường.

Các giáo sư cũng rất nghiêm khắc. Bạn có thể bị quát, mắng, thậm chí bị đánh nếu giáo sư không hài lòng. Giữa đêm, bạn cũng có thể bị giáo sư gọi dậy nếu có việc cần. Có những người không thể chịu được áp lực đã phải bỏ về. Đối với các du học sinh nữ, yêu cầu có thể nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, các giáo sư trẻ của Hàn Quốc ở các nước phương Tây về cũng có xu hướng nhã nhặn hơn. Nên khi chọn giáo sư hướng dẫn, bạn cần tìm hiểu rất kĩ.

Đồ ăn cay nóng
Ở xứ sở kim chi, muối, hạt tiêu và ớt là những gia vị rất quan trọng, hầu như món ăn nào họ cũng cho những gia vị kể trên. Đồ ăn Hàn Quốc rất ngon, cầu kỳ trong cách chế biến và phối hợp các nguyên liệu. Tuy nhiên, có lẽ vì người dân ở đây sống trong thời tiết giá lạnh nên họ thường cho quá nhiều gia vị nóng vào đồ ăn, đôi khi là quá đà khiến cho thực khách không quen ăn cay có khi phải chảy nước mắt…


Đồ ăn Hàn Quốc thường cay và hay dùng với Kim Chi

Rào cản ngôn ngữ
Không ít các bạn trẻ khi sang Hàn Quốc gặp phải rất nhiều khó khăn vì vấn đề ngôn ngữ. Ở Việt Nam, các bạn chủ yếu chỉ học tiếng Hàn ứng dụng, giao tiếp. Vì vậy hầu hết các bạn đều bị stress khi phải đối mặt với những bài giảng mang tính học thuật cao. Thêm vào đó, sinh viên Hàn Quốc rất chăm chỉ. Vì vậy, các bạn cần nỗ lực học là chủ yếu. Và hỗ trợ cho việc tự học đó là nguồn tài liệu và sách vở tiếng Anh rất phong phú. Việc nghiên cứu cũng đòi hỏi tính độc lập cực kỳ cao.

 Khác biệt về văn hóa
Là một nước phát triển nhanh, nhưng những nét văn hóa truyền thống như “tôn sư trọng đại” được giữ gìn khá tốt. Sinh viên Hàn Quốc luôn thực sự tôn trọng các giảng viên. Học cũng tham gia các giờ học với thái độ hoàn toàn nghiêm túc.

Người Hàn Quốc nói tiếng anh không giỏi và họ cũng ngại giao tiếp bằng tiếng anh. Do đó, bạn cần chuẩn bị cho mình vốn tiếng Hàn đủ giao tiếp trước khi quyết định du học ở xứ sở kim chi này.

Hành động vỗ vai, vỗ lưng ở đất nước này chỉ đơn giản mang tính động viên, khích lệ người khác.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

'Bát cơm chan đầy nước mắt' của du học sinh Nhật

Trong một vài năm trở lại đây, số lượng du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập ngày càng đông. Tính đến thời điểm hiện tại thì con số du học sinh Việt Nam đã lên tới vài nghìn trên khắp mọi miền đất nước.

Là một người hiện đang sống ở Nhật, tôi thấu hiểu rõ nỗi khó khăn cũng như vất vả mà du học sinh Việt Nam cũng như các nước khác gặp phải khi sống học tập làm việc tại nơi đây.

Tôi xin lấy kinh nghiệm của bản thân và cuộc sống của các bạn du học sinh đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây để viết bài này, để mọi người có cái nhìn khách quan hơn trước khi quyết định đi du học tại Nhật, để các gia đình hiểu rõ và nhìn nhận kỹ hơn thế nào là du học tự túc ở Nhật.

Nhật Bản là một cường quốc có nền kinh tế phát triển mạnh. Chính vì thế tâm lý của du học sinh cũng như gia đình mong muốn con sang Nhật vừa học, vừa làm với mức lương cao, có thể chi trả cho cuộc sống hàng ngày và có điều kiện gửi về phụ giúp gia đình.

Chính những suy nghĩ lệch lạc đó khiến các gia đình đã nhắm mắt cho con đi du học mà không hề nghĩ rằng cuộc sống ở Nhật như thế nào, con mình có thể học tập và làm việc tốt hay không, mà chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt.

Trong khi việc học tập tại Nhật Bản rất vất vả và căng thẳng, mặc dù trường học được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ việc học tập. Các giáo sư giảng dạy yêu cầu cao đối với sinh viên. Mọi hành vi gian lận trong việc học ở Nhật đều không được chấp nhận.

Hiện nay chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội là vấn đề trộm cắp, "đá" vé tàu (trốn vé), du học sinh Việt Nam bị đuổi về nước... Vậy tại sao nhiều người vẫn nhắm mắt bằng mọi giá cho con mình du học tại Nhật?

Các bạn đến Nhật mang theo sự kỳ vọng của bố mẹ, mong con học hành tốt, kiếm được việc làm thêm để  kiếm tiền gửi về phụ giúp gia đình. Nhưng thực tế như thế nào, có mấy ai hiểu được cuộc sống của du học sinh tự túc nơi xứ người ra sao, vất vả khó khăn như thế nào để sống và tồn tại được ở Nhật Bản.

Ở Nhật không ai bỏ tiền ra thuê một người hoàn toàn không biết tiếng để làm việc cho họ cả, họ chỉ trả số tiền lương theo giờ, các bạn phải làm việc quần quật cả ngày mới mong nhận được đồng lương cao. Trong khi đa phần các bạn đến Nhật với vốn tiếng Nhật hạn hẹp, chỉ biết đến vài câu chào hỏi, một số bạn còn không biết viết cả tên mình bằng tiếng Nhật, thế nên việc làm thêm cũng không có.

Các bạn phải tự lập, phải tự lo lắng chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày và còn phải lên lớp học nữa. Sang Nhật với số tiền ít ỏi mang theo của bố mẹ, số tiền đó cạn dần, các bạn vốn tiếng Nhật kém không thể xin được việc làm thêm, không dám gọi điện thoại về cho bố mẹ vì sợ bố mẹ lo lắng, có bạn sụt sùi khóc vì sang nhật 4 tháng bị sụt 4kg mà không dám nói với bố mẹ.

Lúc nào cũng bảo con sống tốt lắm, sướng lắm nhưng đâu ai biết và hiểu rằng bữa cơm nào cũng nước mắt chan cơm. Một số bạn không chịu được thì phải trốn ra ngoài làm, sống cuộc sống chui lủi, bất hợp pháp, một số bạn khác thì trộm cắp, đi vé lậu...

Nỗi lo cơm áo gạo tiền hàng ngày đè nặng lên vai các bạn khi sang Nhật trong khi chi phí sinh hoạt ở Nhật thì không hề rẻ, mỗi tháng chi tiêu tiền nhà, tiền sinh hoạt trung bình từ 10 triệu đồng trở lên, chưa kể các khu vực đắt đỏ như Tokyo. Liệu các bạn có thể tự lo cho mình được hay không?

Có bạn đã khóc lóc và nói rằng nếu biết thế này thì đã không sang vì cứ nghĩ rằng sang Nhật sẽ sướng lắm, đi học rồi đi làm dễ dàng và kiếm được nhiều tiền phụ giúp gia đình. Nhưng thực tế không đơn giản chút nào, tiếng Nhật kém, cộng với việc khi sang Nhật không tìm hiểu rõ các trường ở đây như thế nào, thầy cô ở trường có quan tâm mình không, có giúp đỡ cho mình không mà lúc nào cũng có tâm lý đi được cho thật nhanh, trong khi hành trang mang theo chỉ vài câu tiếng Nhật giao tiếp bập bõm.

Bạn nào may mắn thì vào học ở một số trường tiếng Nhật tốt còn có phiên dịch hướng dẫn cho các bạn về đời sống cũng như cách sinh hoạt bên này. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít trường để các bạn phải tự túc tất cả mọi việc, trong khi tiếng Nhật không biết. Các bạn tự xin việc làm, tự liên hệ sokai (giới thiệu việc làm có mất phí), bị lừa tiền, thiếu hiểu biết đã đẩy cuộc sống các bạn đến việc trộm cắp như hiện nay.

Nhật Bản là đất nước đông người ngoại quốc nhưng họ chỉ coi trọng quốc ngữ. Vậy nên mọi giao tiếp đều được sử dụng tiếng Nhật, rất ít dùng tiếng Anh. Vì vậy các bạn sang Nhật cần có vốn kiến thức tiếng Nhật tốt  - đó là hành trang duy nhất giúp các bạn có thể sống và học tập tốt tại đây.

Tôi thật bất ngờ khi biết rằng có gia đình vay 100% tiền ở ngân hàng cho con đi du học mà không biết rằng cuộc sống thực tế của con mình tại Nhật, nợ nần thì chồng chất, các bạn lúc nào cũng lo lắng và trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền và tiền.

Bạn nào may mắn xin được việc làm thêm thì lao đầu vào kiếm tiền, giờ lên lớp chỉ ngủ gật gù, hết giờ học lại lao về nhà nấu cơm, ăn cơm, tranh thủ chợp mắt mỗi ngày 2 tiếng và bắt đầu guồng quay làm việc. Có nhiều bạn mệt lả, không còn đủ sức để đi học nữa, nhưng những khó khăn gặp phải đó các bạn cũng không bao giờ dám nói cho gia đình biết.

Một số gia đình ở nhà không hiểu thì gọi sang hỏi các bạn sao chưa xin được việc, đến khi có việc để đi làm thì gọi điện giục bảo sao không thấy gửi tiền về. Nhiều người còn mắng chửi con sao không đi làm đi, đổ lỗi cho con là lười nhác không chịu đi làm, không chịu dành dụm tiền gửi về cho bố mẹ.

Nhưng bố mẹ các bạn đâu biết rằng con mình đang đánh vật hàng ngày để có thể tồn tại được nơi đây, cuộc sống ở Nhật vốn đã áp lực, lại thêm áp lực từ phía gia đình làm các bạn lúc nào cũng trong tình trạng ức chế, không thể bộc lộ ra. Một số trường hợp thì bí quá làm liều trộm cắp, có bạn trốn học ra ngoài sống vất vưởng nhờ bạn bè được vài tháng nhưng vì không có giấy tờ hợp pháp nên bị bắt về nước, lúc đó các khoản nợ từ ngân hàng, từ anh em... ai sẽ là người phải trả?

Mọi người nên hiểu thực tế vấn đề xin việc ở Nhật đâu đơn giản. Đến người Nhật bản xứ còn không có việc làm huống hồ gì là người nước ngoài sống tại Nhật. Nếu có anh em, người quen hoặc trường các bạn đang theo học giới thiệu thì các bạn mới có thể đi làm được vì tiếng Nhật của các bạn chưa thực sự tốt.

Theo luật quy định của Nhật Bản, du học sinh chỉ được phép làm thêm 4h/ngày và không được phép làm quá 28h/tuần. Tiền lương trung bình 1 giờ làm thêm ở nhật bản có mức từ 750 Yên trở lên (khoảng 160 nghìn tiền Việt), vậy với 28h/tuần thì các bạn dành dụm được bao nhiêu, trong khi chi phí sinh hoạt cao, cộng thêm mức học phí hàng tháng dao động từ 40.000 Yên (khoảng 8 triệu đồng) đến 60.000 Yên (12 triệu đồng) tuỳ từng trường.

Các bạn có quyền nghĩ là 1 tháng các bạn kiếm được 30-40 triệu nhưng với điều kiện như thế nào? Các bạn phải chấp nhận đi làm chui, chấp nhận ăn uống thất thường, thậm chí toàn ăn bánh mỳ, chấp nhận không học một cái gì bởi lên lớp là nơi để các bạn ngủ, chưa kể một số nơi đối xử tệ với người làm... Và có rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi đến kỳ gia hạn Visa vì các bạn làm quá số giờ quy định.

Biết là sang đây đa phần mọi người đều làm chui 2 công việc nhưng với tình trạng hiện nay thì đa phần đều chỉ kiếm được 1 việc, lại trả lương qua thẻ ngân hàng. Những nơi nhận các bạn cũng không dám cho các bạn vượt quá giờ làm quy định vì họ cũng sợ bị ảnh hưởng. Vậy chúng ta thử làm một phép tính theo đúng luật nhé.

Ví dụ: 1 du học sinh sống tại Tokyo làm với mức lương 1h là 850 Yên (tương đương  170 nghìn), vậy 1 ngày sẽ là 850 Yên x 4h = 3.400 Yên (chưa trừ tiền tàu xe, ăn uống). 1 tháng sẽ kiếm được 3,400 Yên  x 30 = 102.000 Yên (tương đương 22 triệu). Trong khi chi phí 1 tháng phải bỏ ra:

- Tiền nhà: 20.000 Yên - 25.000 Yên, tương đương 5 triệu với điều kiện ở ghép nhiều người.

- Tiền ăn, điện, ga, nước: 10.000 Yên-20.000 Yên.

- Tiền đi lại 10.000 Yên - 20.000 Yên tuỳ nhu cầu (trường hợp này hơn nếu đi làm mà công ty không cho tiền tàu)

- Tiền điện thoại: 5.000 Yên -10,000 Yên (vì đa phần mọi người đều đăng ký dùng iPhone)

- Tiền học phí: 40.000 Yên - 60.000 Yên.

Như vậy tổng cộng mỗi tháng, du học sinh tiêu hết 85.000 Yên - 135.000 Yên (tương đương 18 - 28 triệu).

Đó là những khoản bắt buộc cần thiết của một du học sinh theo mức tiết kiệm nhất có thể, chưa tính đến các chi phí phát sinh, mua sắm, bạn bè và đi ngoại khoá, đi xin việc. Đến đây chắc phần nào mọi người hiểu được 20-30 triệu 1 tháng nghĩa là sao rồi chứ.

Vậy các bạn có nên mơ mộng mức lương cao ngất ngưởng mấy chục triệu, cuộc sống tốt đẹp khi ở Nhật khi mà "ăn bữa hôm lo bữa mai" không? Các bạn hãy nghĩ rằng mình ở nông thôn lên thành phố đi học ở trọ vất vả như thế nào thì qua Nhật các bạn sẽ vất vả nhiều hơn thế đấy.

Nếu gia đình không có điều kiện, các bạn không chuẩn bị cho mình hành trang đầy đủ khi sang Nhật thì sẽ khó mà tồn tại được. Ít ra vốn tiếng Nhật của các bạn phải vững vàng, giao tiếp tốt và khi sang nhật gia đình phải chuẩn bị cho các bạn một khoản tiền đủ để chi phí sinh hoạt từ 3-5 tháng đầu tiên.

Số tiền này không phải là nhỏ mà thực sự quá lớn với nhưng gia đình ở nông thôn. Rồi những gia đình cầm sổ đỏ để vay tiền cho con đi du học thì lại càng không nên bởi không biết đến bao giờ các bạn mới có đủ tiền để gửi về cho bố mẹ trả hết số nợ này. Nếu gia đình mình không thực sự có điều kiện thì không nên cho các bạn đi bởi như thế sẽ chỉ làm khổ cho các bạn khi sang Nhật và sâu xa nữa là khổ gia đình.

Thiết nghĩ việc đi du học cũng là việc làm tốt và không ít các bạn đã thành công bằng con đường đi du học tự túc, nhưng để hiểu rõ hơn thực sự hơn cuộc sống ở Nhật Bản, các bậc phụ huynh và các bạn nên tìm hiểu kỹ thực tế cuộc sống ở bên này để không phải bỡ ngỡ áp lực cơm áo gạo tiền hàng ngày, cần tìm hiểu kỹ ngôi trường mà mình sẽ sang học và có thể gọi điện trực tiếp đến trường để được tư vấn.

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng ở đâu cũng có chỉ cần vào mạng gõ từ du học Nhật Bản thì có thể ra hàng trăm, hàng ngàn từ khoá liên quan. Mọi người cần có cái nhìn đúng đắn để lựa chọn môi trường học tập tốt cho mình, tìm cho con em mình môi trường học tập làm việc tốt để không bị vỡ mộng du học nhằm mục đích kiếm tiền. Hậu quả phải gánh chính là gia đình, là bản thân các bạn chứ không phải là công ty tư vấn du học hay một tổ chức nào đó. Vậy nên mong mọi người hãy xác định rõ để trách những hệ quả đáng tiếc xảy ra.
Sưu tầm

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Đi du học Nhật Bản mấy năm? Chi phí hết bao nhiêu tiền?


Rất nhiều người quan tâm tới thời gian đi du học Nhật Bản và chi phí để lên kế hoạch cho bản thân. Cùng Thanh Giang tìm hiểu bằng nội dung dưới đây.

1. Thời gian đi du học Nhật Bản hết mấy năm?


Thông thường thời gian đi du học là dựa vào cấp học mà các bạn đăng ký, cũng giống như ở Việt Nam vây:
- Đối với trường hợp đai học thì từ 3.5 năm đến 4 năm
- Học cao đẳng từ 2.5 đến 3 năm
- Hệ trung cấp khoảng 1.5 năm đến 2 năm
Đây là số năm học quy định tại Nhật Bản, nhưng đối với những bạn là du học quốc tế thì phải mất thời gian học tiếng nữa, thời gian học tiếng tùy thuộc vào từng người cứ có N3 là các bạn được học chuyên ngành.
Như vậy cộng cả học tiếng và học chuyên ngành thì sẽ ra số năm học của các bạn nhé.

2. Chi phí tổng thể khi đi du học Nhật Bản?


Hiện nay, Nhật Bản được nhiều người quan tâm bởi vì Chính Phủ tập trung vào lĩnh vực đào tạo nên có nhiều học bổng hấp dẫn, cơ hội việc làm lớn và đặc biệt là chi phí cực rẻ. Cụ thể chi phí tại Thanh Giang tổng tất cả sẽ dao động từ 158 triệu đến 189 triệu, tùy thuộc vào học phí mà các bạn lựa chọn.
Ngoài ra, chí phí tại Thanh Giang là rẻ nhất trên thị trường, các bạn có thể tham khảo và so sánh. Hơn nữa, Thanh Giang làm việc uy tín từ trước tới nay nên được nhiều người đón nhận.
Liên hệ tới Thanh Giang để được hỗ trợ tư vấn miễn phí du học Nhật Bản qua hotline 098 777 9218 hoặc tham khảo tại Website duhoc.thanhgiang.com.vn để biết thêm chi tiết.